4 XU HƯỚNG QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC NĂM 2023

Xu hướng nhân sự năm 2023 sẽ tiếp tục tập trung vào trải nghiệm nhân viên và phúc lợi nhân sự do xu hướng gắn kết nhân sự ngày càm giảm và tỷ lệ nghỉ việc cũng như kiệt sức của nhân viên ngày càng tăng. Việc đo lường và phân tích hiệu quả của chiến lược đánh giá nhân viên ngày càng trở nên quan trọng.

 

Năm 2022, Người lao động mong muống có môi trường làm việc linh hoạt và họ đã đạt được điều đó, khoảng51% NLĐ tại Mỹ làm việc môi trường Hybrid, môi trường làm việc kết hợp đi đến văn phòng ít nhất 1 ngày 1 tuần, và khoảng 20% làm việc hoàn toàn từ xa. Người lao động muốn nhận được nhiều phản hồi để gia tăng kết nối do đó các công ty cần xem xét các chiến lược về đánh giá hiệu quả công việc của năm vừa rồi để duy trì và gắn kết với những nhân viên hiện tại trong năm 2023.

Không có mô tả ảnh.
  1. NÂNG CAO KỸ NĂNG VÀ TÁI ĐÀO TẠO KỸ NĂNG NHÂN VIÊN
83% chuyên gia Nhân sự cho rằng họ mất nhiều thời gian để tìm kiếm các ứng viên phù hợp cho các vị trí đòi hỏi kỹ năng cao, 72% các CEO dự đoán sự thiếu hụt các nhân tài với đầy đủ kỹ năng sẽ là vấn đề lớn trong tương lai. Do đó, việc nâng cao kỹ năng (Upskilling) hay đào tạo cập nhật kỹ năng đã lỗi thời, kỹ năng không còn phù hợp với công việc hiện tại (Reskilling) được ưu tiên trong hàng đầu đối với nhiều tổ chức.
Theo các báo cáo Nhân sự cho thấy rằng những chiến lược dưới đây sẽ là những chiến lược tốt nhất để thu hẹp khoảng cách về kỹ năng:
  • Tập trung mục tiêu vào thu hẹp các khoảng cách kỹ năng với các chương trình đào tạo nhân viên cụ thể (42%);
  • Trao thưởng khi nhân viên hoàn thành các khoá học kỹ năng mới (40%);
  • Học qua trải nghiệm hoặc đào tạo song song với công việc (39%).
98% công ty báo cáo rằng có sự thiếu hụt lớn về kỹ năng tại tổ chức của họ trong giai đoạn hiện tại, điều này có nghĩa là đây là thời điểm hoàn hảo để bắt đầu tái đào tạo kỹ năng và nâng cao kỹ năng cho nguồn nhân lực của tổ chức. Ngoài việc đẩy nhanh sự phục hồi của lực lượng lao động trong tổ chức chức, việc phát triển chuyên nghiệp sẽ đem lại nhiều lợi ích như:
  • Thúc đẩy sự tự tin của nhân viên: Khi bạn đầu tư thời gian và năng lượng vào phát triển kỹ năng cho nhân viên, họ sẽ tự tin hơn trong công việc của họ. Người nhân viên thích được trang bị kỹ năng và công cụ mà họ cần để thành công hơn trong công việc của họ.
  • Chìa khoá mở cánh cổng thăng tiến nghề nghiệp: Đào tạo nhân viên các kỹ năng mới nâng cấp các trách nhiệm, nhiệm vụ để chuẩn bị cho họ phát triển trên lộ trình nghề nghiệp mà công ty đã xây dựng, điều này cũng đem lại lợi ích duy trì sự gắn kết của người nhân viên với tổ chức.
  • Mở rộng nền tảng kiến thức của người nhân viên: Người nhân viên càng học hỏi thì càng đem về nhiều lợi ích cho Tổ chức. Với nhiều nhân viên tài giỏi, có hiểu biết, có kỹ năng sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu và có thể vượt qua những kỳ vọng của công ty.
     2. THỰC HIỆN TẤT CẢ HOẠT ĐỘNG ĐÁNH GIÁ KHÁ NGOÀI VIỆC ĐÁNH GIÁ ĐỊNH KỲ HÀNG NĂM
Một trong những vấn đề chính với sự đánh giá hiệu quả công việc truyền thống định kỳ hàng năm là chúng không công bằng và chưa hoàn tất/ thiếu đầy đủ. Những đánh giá không công bằng sẽ làm hại đến Văn hoá Tổ chức – 85% nhân viên nói rằng họ sẽ nghĩ đến việc nghỉ việc sau đợt đánh giá không công bằng; và 34% nhân viên thuộc thế hệ Gen Y đã khóc sau các buổi đánh giá. Không còn nghi ngờ gì, thiếu quan điểm khi thực hiện buổi đánh giá được đưa đến bởi một người quản lý cấp trung, và gây ra áp lực không cần thiết cho nhân viên là điều nên tránh.
Kết quả là, các công ty đang sử dụng nhiều cách để đánh giá hiệu quả làm việc, thêm vào tần suất, quan điểm và ngữ cảnh và các buổi đánh giá của họ. Dưới đây là vài cách mà các công ty đang thực hiện ngoài việc đánh giá hiệu quả công việc định kỳ của nhân viên hàng năm:
  • Đánh giá 360 độ để có thêm cái nhìn khách quan và công bằng từ đồng nghiệp.
  • Đánh giá theo dự án để ghi nhận và khen thưởng kịp thời.
  • Đánh giá hàng tuần thông qua các buổi gặp 1:1 giữa nhân viên với người quản lý trực tiếp.
  • Thiết lập mục tiêu công việc để làm rõ kỳ vọng và thúc đẩy người nhân viên hoàn thành công việc.
    3. PHÂN TÍCH CON NGƯỜI QUA DỮ LIỆU NHÂN SỰ
Theo các chuyên gia, những người đứng đầu bộ phận Nhân sự đang hướng đến việc phân tích sâu vào con người trong năm nay, hướng đến các dữ liệu nhân sự để họ tìm ra cách mới nhằm tạo động lực, phát triển và giữ chân nhân sự hiện tại cũng như thu hút ứng viên tiềm năng. Phân tích con người giúp mỗi tổ chức hiểu hơn điều gì đang diễn ra với nhân viên của họ, điều gì đã xảy ra, tại sao điều đó xảy ra, điều gì có thể sẽ xảy ra trong tương lai, và làm cách nào để đạt được kết quả lý tưởng của Công ty.
Với phân tích con người, các tổ chức sẽ đào sâu vào việc điều gì, tại sao, và như thế nào về các xu hướng thể hiện hiệu quả công việc của người nhân viên tại công ty và loại bỏ những phán đoán khi phát triển các quy trình quản lý hiệu quả nguồn nhân lực để tối đa hoá nhân sự tài năng. Phân tích con người cho phép Bộ phận có những quyết định dựa trên định hướng dữ liệu về việc hỗ trợ và nguồn lực bạn cần cung cấp để tăng sức mạnh, trao quyền cho mỗi thành viên trong Bộ phận để họ phát huy hết tiềm năng của mình.
Ví dụ, hãy tưởng tượng rằng các chỉ số phân tích hiệu quả của công ty bạn cho thấy xu hướng mà nhân viên làm việc từ xa nhận được đánh giá thấp hơn về hiệu quả công việc hơn là những nhân viên làm việc theo hình thức kết hợp hybrid. Từ đó, đi sâu vào để phát hiện:
  • Liệu những người được đánh giá thì ai là người có điểm hiệu quả công việc thấp và ho có cần phải được đào tạo thêm?
  • Liệu những người nhân viên này cần hỗ trợ hay cung cấp thêm nguồn lực nào khác để họ đạt được hiệu quả công việc từ xa?
  • Liệu những nhà quản lý đã được trang bị đầy đủ để quản lý và đánh giá hiệu quả làm việc của lực lượng nguồn nhân sự làm việc từ xa?
    4. PHÚC LỢI DÀNH CHO NGƯỜI NHÂN VIÊN
Không có gì ngạc nhiên khi trong thế giới đầy khủng hoảng, hầu như người nhân viên nào cũng muốn làm việc với những Tổ chức mà họ chăm lo cho đời sống, phúc lợi của người nhân viên. Có thể bạn sẽ bất ngờ khi biết là 44% người nhân viên nói rằng họ luôn cảm thấy áp lực căng thẳng khi đi làm mỗi ngày và chỉ có 1 trong 4 người nhân viên tin rằng họ được công ty chăm sóc phúc lợi cho họ. Con số này đã cho thấy rõ ràng lý do tại sao phúc lợi xã hội, chăm sóc đời sống người nhân viên trở thành xu hướng hàng đầu trong năm 2023. Theo Gallup, phúc lợi đem đến hạnh phúc dành cho người nhân viên sẽ được tác động bởi 5 yếu tố chính trong cuộc sống bao gồm: công việc, xã hội, tài chính, thể chất và cộng đồng.
Khi một người làm tốt các lĩnh vực trên, họ được xem là “TỒN TẠI” và người nhân viên khi “tồn tại” sẽ luôn gắn kết cùng với tổ chức và giảm đi tình trạng kiệt sức cũng như tăng tỷ lệ gắn kết với tổ chức.
Tóm lại, trao quyền cho nhân viên để họ có cuộc sống hạnh phúc và trọn vẹn sẽ giúp cho họ có thể cống hiến tốt nhất cho công việc. Bạn có thể gia tăng các phúc lợi xã hội, và thay vào đó, người nhân viên sẽ gia tăng hiệu suất làm việc với hàng loạt các lợi ích phổ biến như:
  • Linh hoạt về thời gian, địa điểm làm việc khi có thể;
  • Các chương trình hỗ trợ người nhân viên về sức khoẻ tinh thần, hỗ trợ pháp lý, và các nhu cầu khác;
  • Cơ hội cố vấn và phát triển nghề nghiệp.

Công cụ quản lý công việc hiệu quả là các tiếp cận đến người quản lý và nhân viên bất cứ khi nào họ ở đâu là yêu cầu cho tổ chức để duy trì trong năm 2023. Hệ thống quản lý hiệu quả công việc cần để giúp cho Bộ phận nhân sự hỗ trợ người nhân viên đạt được mục tiêu của họ và mục tiêu chung của Công ty. Với nhiều lựa chọn trên thị trường, Bộ phận nhân sự nên có thời gian cân nhắc để tìm ra phần mềm quản trị hiệu quả cho tổ chức của bạn. Báo cáo phân tích xu hướng sẽ giúp có các dữ liệu đầy đủ để có thể đưa ra quyết định chiến lược sáng suốt.

Dịch từ nguồn https://blog.clearcompany.com/top-performance-management…. Đặng Thị Hồng Hạnh – CTV Phi&P.